Cùng tìm hiểu, so sánh Văn hóa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng và cùng chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Á Đông. Thế nên, cả hai đều sở hữu những nghệ thuật văn hóa và ẩm thực tương đồng với nhau. Song, nguồn gốc và bản sắc dân tộc đa dạng nên mỗi quốc gia đều sở hữu những giá trị vật chất và tinh thần riêng biệt. Cùng đi so sánh văn hóa Việt Nam và Trung Quốc trong bài viết sau để xem những tinh hoa độc đáo của mỗi nước.

Những điểm giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngoài những nét đẹp truyền thống độc bản, tạo nên dấu ấn riêng của mỗi nước, trong lịch sử cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc đã từng diễn ra các cuộc giao thoa, học hỏi để kết nối các giá trị văn hóa của nhau.

Xem thêm: Những Nét Đặc Sắc Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Trung Quốc

Lễ hội

Múa lân - một hoạt động quen thuộc trong ngày Tết Trung Thu
Múa lân – một hoạt động quen thuộc trong ngày Tết Trung Thu

Từ lâu, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều giữ gìn và phát huy những phong tục trong ngày Tết âm lịch như treo cây nêu, lì xì năm mới hay chúc Tết họ hàng, khai bút ngày xuân,…

Ngoài ra, để tôn vinh các nét đẹp truyền thống của dân tộc, mỗi năm hai quốc gia thường xuyên tổ chức hưởng ứng các ngày Tết quan trọng như Tết nguyên tiêu, Tết thanh minh, Tết trung thu, Tết hàn thực hay các ngày Lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân,… Cũng trong những ngày này, người Việt và Trung đều làm và thưởng thức các món ăn khá tương đồng nhau như bánh trung thu, bánh nếp hay bánh trôi nước.

Đặc sắc ẩm thực

Trong văn hóa Trung Quốc, ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Á Đông. Điều đó được thể hiện qua các món ăn, cách sử dụng đũa hoặc nguyên liệu nấu ăn.

Cách sử dụng đũa

Không chỉ ở Việt Nam, người Trung Quốc cũng sử dụng đũa trong các bữa ăn. Đặc biệt, họ quan niệm đũa chứa đựng một giá trị tinh thần và xem nó là biểu tượng của xứ sở Trung Hoa. Đũa của người Việt và Trung Quốc phải được làm bằng tre hoặc gỗ với hai chiếc dài bằng nhau.

Đũa - Dụng cụ phổ biến trên bàn ăn của người Trung Quốc và Việt Nam
Đũa là dụng cụ phổ biến trên bàn ăn của người Trung Quốc và Việt Nam

Nguyên liệu nấu ăn

Xuất phát từ nền văn minh lúa nước lâu đời, cả Việt Nam và Trung Quốc đều sử dụng cơm được nấu từ gạo là lương thực chính trong bữa ăn. Những nguyên liệu khác thường được sử dụng đa dạng, tùy theo mùa. Cùng với đó, khẩu vị ở hai nước đều có những nét rất giống nhau như vùng lạnh thích ăn cay, thích ăn ấm hay cho gừng vào canh. Ở mỗi vùng miền đều có sự khác nhau trong khẩu vị, nhưng nhìn chung các món ăn đều có vị chua, cay, mặn hoặc ngọt.

Tương đồng trong kiến trúc hội họa

Có thể nói, quá trình giao thoa văn hóa giữa hai nước Việt – Trung đã để lại dấu ấn rõ rệt trong các công trình kiến trúc nổi bật. Bằng mắt thường có thể nhận thấy một số tương đồng trong bố cục, khối kiến trúc ở các công trình lớn như Tử Cấm Thành, cố cung Bắc Kinh và kinh thành Huế.

Theo Việc làm Trung Quốc tổng hợp từ những bài nghiên cứu và so sánh văn hóa Việt Nam – Trung Quốc trước đó, cả hai nước đều nằm trong vòng ảnh hưởng văn hóa phương Đông. Điều đó được minh chứng rõ ràng trên các bản chạm khắc rất tinh xảo, tái hiện sinh động những biểu tượng của nền nông nghiệp lúa nước như bông lúa, hoa sen, mặt trời,… Quá trình tiếp nhận và học hỏi văn hóa diễn ra hai chiều, nhưng mỗi nước vẫn giữ được sự khác biệt rõ nét.

So sánh văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc – những khác biệt không phải ai cũng biết

Trong quá trình giao thoa, cả hai đất nước đều có những sự tiếp nhận khôn khéo và liên tục sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh, truyền thống dân tộc.

Kiến trúc và bố cục Tử Cấm Thành tương đối giống với Kinh Thành Huế
Kiến trúc và bố cục Tử Cấm Thành tương đối giống với Kinh Thành Huế

Cách sắp xếp trật tự từ trong câu

Người Việt Nam ưu tiên sử dụng và sắp xếp những từ ngữ từ gần đến xa, từ bé đến lớn, hay từ thấp đến cao. Trong văn hóa Trung Quốc, họ lại sắp xếp từ ngữ và viết theo thứ tự ngược lại. Cụ thể, thay vì viết thời gian từ ngày tháng năm thì người Trung lại viết năm trước, sau đó mới đến tháng và ngày.

Hay khi viết địa chỉ, nếu người Việt liệt kê từ số nhà, đường, xã, tỉnh hoặc thành phố thì người Trung Quốc lại viết tỉnh/thành phố trước, rồi mới đến huyện, đường và cuối cùng là số nhà.

Cách đo lường cân nặng

Một điểm khác biệt vô cùng thú vị trong văn hóa Trung Quốc đó là cách dùng đơn vị đo lường cân nặng. Nếu ở Việt Nam, bạn có thể dùng đơn vị cân (hay kg) để đo khối lượng của một vật gì đó hay cân nặng của ai đó, theo cách tính 1kg = 1000g. Thì người Trung Quốc lại sử dụng đơn vị đo lường riêng 斤 (tương đương 0,5kg) và 公斤 (tương đương 1kg).

Xem thêm: Cùng tìm hiểu nét đẹp của trang phục truyền thống Trung Quốc

Tổng kết

Như vậy, sau khi đã so sánh văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta nhận ra sự kết hợp và giao lưu văn hóa đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy quá trình hội nhập hai nước Việt – Trung. Nhờ đó, có thể quảng bá các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đến gần hơn với du khách quốc tế và kết nối mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *